Các khoản tiêu dùng cần kiểm soát trong quản lý chi tiêu gia đình

Các vấn đề quản lý chi tiêu gia đình luôn khiến nhiều cặp vợ chồng phải đau đầu và căng thẳng với nhau, đặc biệt là trong các gia đình trẻ, mới cưới. Chính vì thế, việc thiết lập rõ ràng các kế hoạch về tài chính là điều vô cùng quan trọng ngay từ những ngày đầu. Hãy cùng tìm hiểu một số điều cần cân nhắc trong việc quản lý chi tiêu nhé. 

1. Các khoản chi tiêu cần phải quản lý trong gia đình

1.1 Nhu cầu cơ bản: ăn uống, may mặc và nhà ở

Đây là những khoản chi thiết yếu và bắt buộc trong mỗi gia đình bao gồm: chi phí thức ăn hàng ngày, tiền thuê nhà, tiền mua sữa cho con, tiền điện, nước,… Và hiển nhiên đây là các chi phí quan trọng nhất định phải có và phải kiểm soát được để tránh các trường hợp “lố tay” tiêu hao thì gia đình bạn sẽ lâm vào tình cảnh “áo không đủ mặc, cơm không đủ ăn”. 

1.2 Nhu cầu đi lại 

Các chi phí như chi phí thuê xe, xăng xe đi làm, xe buýt đi học, bảo dưỡng xe,… Tuy đây không phải những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhưng là các khoản chi “nền tảng” vì nếu không thể hoặc khó khăn trong việc di chuyển, con bạn không thể đến trường để học tập, gia đình khó có thể đi làm kiếm tiền và cuộc sống gia đình sẽ “lao đao”. 

1.3 Nhu cầu bảo vệ sức khoẻ 

Tất nhiên, cuộc sống không thể tránh khỏi bệnh tật, nhất là trong thời kỳ dịch bệnh Covid 19 vẫn còn tồn tại thì chi phí cho các vấn đề liên quan đến sức khoẻ là vô cùng cần thiết. Những gia đình có con nhỏ, người lớn tuổi thì chắc hẳn không thể thiếu: chi phí khám sức khỏe định kỳ, bảo hiểm y tế, tiêm ngừa,… Dù bạn chọn hình thức y tế cao cấp hay bình dân thì vẫn phải có một khoản chi phí phòng ngừa. 

1.4 Nhu cầu văn hoá tinh thần 

Tùy theo tình trạng tài chính của mỗi gia đình sẽ có sự linh hoạt trong các khoản chi tiêu: ăn chơi, giải trí, du lịch, nghỉ dưỡng,… Đây là các chi phí không bắt buộc, bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh để phù hợp với sở thích của gia đình. Chẳng hạn như, bạn có thể tiết kiệm suốt 12 tháng để cả gia đình cùng du lịch mỗi năm 1 lần hoặc mỗi tháng sẽ chi tiêu đi những nơi không xa xỉ. Sẽ có rất nhiều cách khác nhau, bạn hãy tự thiết kế nhé.

1.5 Nhu cầu học tập, phát triển 

Xã hội ngày càng phát triển, việc nâng cao và trau dồi kiến thức cho bản thân và gia đình là một điều cần thiết. Khi con cái của bạn vào lứa tuổi đi học sẽ có các khoản chi như: chi phí học thêm, học trung tâm, học nhóm, sách vở,… Và bạn cần phải phát triển ở nhiều lĩnh vực khác thì chắc hẳn sẽ phải tham gia các khóa học, đầu tư máy móc cho công việc,… Đây là khoản chi phí thường sinh ra khi bạn muốn nâng cấp chất lượng sống của gia đình. 

1.6 Nhu cầu giao tiếp xã hội 

Giao tiếp và mở rộng mối quan hệ là một điều không thể thiếu trong cuộc sống. Các khoản chi này bao gồm: đám cưới, hội họp, sinh nhật, lễ, Tết,… Hiển nhiên, bạn có thể chọn tham gia hoặc không nhưng nếu có thì chắc hẳn bạn sẽ có thêm nhiều cơ hội để quen biết nhiều bạn bè, đối tác phục vụ cho công việc và sự nghiệp của bạn trong tương lai. 

Các nhu cầu thiết yếu cần được ưu tiên trong quản lý chi tiêu gia đình

2. Phương pháp quản lý chi tiêu gia đình 

2.1 Thảo luận và bàn bạc chi tiết về ngân sách 

Đã là một gia đình thì tài chính của chung, không có “tiền anh”, “tiền em” dễ gây bất hoà, chính luôn phải có sự chia sẻ ngay từ đầu. Những khoản nào cần chi, xài vào những việc gì, tiết kiệm bao nhiêu là đủ,… sẽ là những vấn đề cần minh bạch, rõ ràng. Điều này giúp cả gia đình có thể thông cảm và thấu hiểu với nhau, cùng nhau gánh vác mà không có sự tị nạnh qua lại. 

Vợ chồng nên bàn bạc trước các vấn đề về quản lý chi tiêu gia đình 

2.2 Lên kế hoạch tài chính 

Bất cứ việc gì muốn thành công thì trước hết, chúng ta cần phải lên kế hoạch tỉ mỉ. Tuỳ vào điều kiện kinh tế ở mỗi thời điểm mà bạn có thể thiết kế % các khoản chi tiêu khác nhau. Chẳng hạn, khi gia đình còn khó khăn, bạn chỉ cần tiết kiệm từ 5 – 10%, ưu tiên các chi phí thiết yếu, đi lại. Và khi kinh tế đã khá hơn, bạn tăng khoản tiết kiệm, mở rộng đầu tư, hưởng thụ. Bạn sẽ phải lên kế hoạch theo tuần hoặc theo tháng vì mỗi tháng/tuần sẽ có sự thay đổi linh hoạt, không lường trước được. 

Lên kế hoạch tài chính là điều không thể thiếu trong quản lý thu chi 

2.3 Luôn có kế hoạch dự phòng

Bạn sẽ không thể kiểm soát được các tình huống bất ngờ, chính vì thế, việc xây dựng thêm kế hoạch dự phòng là điều cần thiết để tránh các trường hợp “trở tay không kịp”. Dù ít hay nhiều, bạn vẫn nên có, vì khi những tình huống xấu xảy ra, thì một khoản nhỏ có thể cứu vớt một phần hậu quả. 

Bạn nên có sẵn phương án phòng bị cho các tình huống khẩn cấp 

2.4 Sử dụng ứng dụng quản lý chi tiêu 

Thời đại công nghệ ngày càng phát triển với mục đích nâng cao đời sống của con người. Thay vì ngồi viết tay, cố gắng ghi nhớ và chép lại các khoản chi tiêu hằng ngày, bạn hoàn toàn có thể “nhờ” các ứng quản lý chi tiêu đảm nhận giúp mình. Ngân hàng thuần số TNEX không chỉ nổi bật với các dịch vụ chuyển khoản nhanh 24/7 mà còn được tích hợp một số tiện ích hay do cho người dùng, chẳng hạn như: quản lý chi tiêu, lập quỹ tiết kiệm. Hai tính năng này hiển thị các khoản chi tiêu theo ngày, tuần và tháng để bạn dễ dàng quản lý, cài đặt hạn mức chi tiêu, dễ dàng nhập các giao dịch ngoài và tiết kiệm bằng cách lập quỹ. Có thể thấy chỉ với vài thao tác đơn giản, bạn đã có ngay “ kế toán ảo” để ​​quản lý chi tiêu gia đình. 

>>> 15 ứng dụng quản lý chi tiêu tốt nhất hiện nay.

TNEX sẽ giúp bạn quản lý chi tiêu gia đình tốt hơn 

Tổng kết 

Thông qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã biết mình cần phải thiết lập những khoản chi phí nào để quản lý chi tiêu gia đình thật hiệu quả. Mong rằng bạn sẽ có thêm được nhiều kiến thức trong việc quản lý chi tiêu và nếu có bất kỳ khó khăn gì, TNEX luôn hỗ trợ bạn. 

 

scroll to top