IBM đã bán bộ phận vận hành ổ cứng của họ cho Hitachi vào ngày 6 tháng 1 năm 2003 và một công ty mới được gọi là Hitachi Global Storage Technologies (www.hitachigst.com) đã thành lập.
Họ kinh doanh các ổ cứng của Hitachi và IBM với trụ sở được đặt tại tại San Jose, California. Hitachi Global Storage Technologies bây giờ sản xuất, bán và hỗ trợ các dòng sản phẩm IBM trước đó: Travelstar, Microdrive. Ultrastar Deskstar. Công ty mới có 70% cổ phần thuộc sở hữu của Hitachi, số cổ phần còn lại do IBM nắm giữ. Hitachi nắm quyền sở hữu toàn bộ vào cuối năm 2005 và IBM không tham gia vào việc quản lý công ty mới. IBM đã sáng chế ra ổ cứng, vì vậy thật đừng buồn khi nhìn thấy họ ra khỏi ngành kinh doanh này.
Các hệ số dạng ổ cứng
Cơ số cơ sở của ngành công nghiệp PC luôn được tiêu chuẩn hoá. Với các ổ đĩa, hiển nhiên là các hệ số mẫu vật lý và điện đã bao gồm trong các ổ đĩa hiện đại. Bằng cách sử dụng dạng tiêu chuẩn công nghiệp (industry-standard dạng), bạn có thể mua một hệ thống hoặc một khung hệ thống từ nhà sản xuất này, lắp đặt một ổ đĩa của một nhà sản xuất khác theo quy luật tự nhiên và điện học. Các dạng tiêu chuẩn bảo đảm các ổ đĩa có trong thị trường sẽ vừa với khoang chứa đĩa. Các lỗ bắt vít sẽ sắp thành hàng, các cáp và kết nối chuẩn sẽ cấm vừa. Nếu không có các tiêu chuẩn công nghiệp này, không có sự tương thích giữa các khung đựng máy, các bo mạch chủ, các loại cáp và ổ đĩa khác nhau.
Bạn có thể tự hỏi các hệ số mẫu này được thiết lập như thế nào. Trong một số trường hợp, đơn giản là một nhà sản xuất tạo ra một sản phẩm phổ biến trong hình dạng và giao thức kết nối riêng biệt, những người khác sao chép hoặc nhái các tham số này. làm ra các sản phẩm khác tương thích về mặt vật lý hoặc điện học. Trong các trường hợp khác, các ủy ban hay nhóm khác nhau được hình thành để định ra một số tiêu chuẩn công nghiệp cụ thể. Sau đó thì tùy thuộc vào các công ty làm ra các sản phẩm ứng dụng phù hợp với tiêu chuẩn này.
Qua nhiều năm, các ổ đĩa đã được giới thiệu dưới nhiều dạng tiêu chuẩn công nghiệp, thông thường được xác định bởi kích cỡ áng chừng của các platter chứa bên trong ổ đĩa được dùng trong các sản phẩm máy tính xách tay trên thị trường.
Con số đầu được liệt kê cho mỗi kích thước và là kích thước dựa vào tiêu chuẩn, các số thứ hai được chuyển hóa thông qua một quá trình chuyển đổi. Một số tiêu chuẩn dựa vào phép đo SAE (của người Anh), trong khi các tiêu chuẩn khác dựa vào phép đo SI (tính theo mét)
Hiện nay, các ổ đĩa 3 1/2” phổ biến nhất cho máy để bàn, trong khi ổ đĩa 2 1/2” và các ổ nhỏ hơn lại phổ biến trong máy tính xách tay, các thiết bị di động. Các ổ đĩa Parallel ATA được thay thế bởi các ổ đĩa Serial ATA trong các hệ thống mới. Các ổ đĩa Parallel ATA vẫn có sẵn cho việc nâng cấp các hệ thống cũ, mặc dù các lựa chọn này trở nên giới hạn.
Ổ đĩa 5 1/4”
Shugart Associates đầu tiên giới thiệu dạng 5 1/4” cùng với ổ mềm 5 1/4” đầu tiên vào năm 1976. Sau đó nhà sáng lập AI Shugart đã rời khỏi công ty này và thành lập Seagate Technologies, công ty mới giới thiệu ổ cứng 5 1/4” đầu tiên (Model ST-506. công suất 5MB) vào năm 1980. trước cá máy tính IBM. Sau đó IBM đã sử dụng ổ Seagate ST-412 (10MB) trong một vài kiểu PC-XT của họ trở thành một trong số những dòng PC đầu tiên được bán ra có ổ cứng dựng sẵn. Định dạng vật lý của ổ cứng 5 1/4” cũng giống như ổ mềm cao đủ 5 1/4”. do đó cá hai ổ cùng vừa với kích thước khoang chứa đĩa trong một khung hệ thống. Ví dụ, các kiểu IBM PC và XT ban đầu có hai khoang chứa đĩa cao đủ 5 1/4” gắn vừa các ổ đĩa này. Các hệ thống di động đầu tiên (như Compaq Portable đầu tiên) cũng sử dụng các ổ đĩa này. Sau đó, dạng 5 1/4” bị làm giảm xuống nửa chiều cao khi các ổ mềm và ổ cứng 5 1/4” được giới thiệu. Điều này cho phép hai ổ đĩa gắn vừa trong một khoang chứa dĩa vốn ban đầu được thiết kế chỉ cho một ổ đĩa. Dạng nửa chiều cao 5 1/4” vẫn được dùng cho các ổ đĩa quang và là hệ số dạng tiêu chuẩn cho các khoang chứa đĩa lớn hơn trong tất cả các khung máy tính để bàn hiện đại.
Ổ đĩa 3 1/2”
Sonv giới thiệu ổ đĩa mềm đầu tiên 3 1/2” vào năm 1981 có độ rộng và sâu nhỏ hơn, nhưng cùng một chiều cao như dạng nửa chiều cao 5 1/4”. Chúng được gọi là các ổ đĩa nửa chiều cao 3 1/2”, mặc dù không có điều gì đại loại như ổ đĩa đủ chiều cao 3 1/2”. Rodime đeo đuổi dòng ổ cứng cao đủ 3 1/2” đầu tiên vào năm 1983. Các ổ cứng và ổ mềm 3 1/2” sau này được làm giảm chiều cao chỉ còn 1”, dưới một phần ba của dạng đủ chiều cao 5 1/4” ban đầu (đôi khi được gọi là các ổ đĩa 1/3-height). Ngày nay, phiên bản cao 1” đã trở thành hệ số dạng 3 1/2” tiêu chuẩn công nghiệp hiện đại.
Ổ đĩa 2 1/2”
PrairieTek giới thiệu dạng 2 1/2” vào năm 1988 chứng minh được chúng là sản phẩm lý tưởng cho các máy tính xách tay và máy tính Notebook. Ngay khi lượng máy tính xách tay bán ra gia tăng, cùng đồng nghĩa với việc lượng bán ra của các ổ đĩa 2 1/2” tăng theo. Mặc dù PrairieTek là nhà sản xuất đầu tiên dạng đó, các nhà sản xuất ổ đĩa khác cũng đã nhanh chóng nắm bắt thị trường bằng cách giới thiệu ổ đĩa 2 1/2”. Cuối cùng, vào năm 1994 Conner Peripherals, Inc., trả 18 triệu đô la cho công nghệ ổ đĩa 2 1/2” của PrairieTek và PrairieTek ra khỏi kinh doanh này. Kể từ khi ổ đĩa 2 1/2” lần đầu tiên xuất hiện, hầu như tất cả các hệ thống máy tính xách tay (Laptop và Notebook) đều sử dụng chúng. Mặc dù ổ đĩa 2 1/2” có thệ dùng được trong các hệ thống máy để bàn, ổ đĩa 3 1/2” tiếp tục thống trị thị trường máy tính để bàn do công suất và tốc độ lớn hơn, chi phí thấp hơn.
Các ổ đĩa 2 1/2” đã được sản xuất với các độ dày (hoặc cao) khác nhau và nhiều hệ thống máy tính xách tay bị giới hạn do cách chúng có thể hỗ trợ một ổ đĩa dày bao nhiêu. Dưới đây là độ dày thông thường có ở thị trường:
8.5mm
9.5mm
12.5mm
12.7mm
17.0mm
19.0mm
Các kích cỡ phổ biến nhất là phiên bản dày 9.5mm và 12.5mm. hầu hết các nhà sản xuất ổ đĩa hiện đại đang tập trung vào dạng 9.5mm. Một ổ đĩa mỏng hơn hầu như luôn luôn được gắn vào một máy tính dày hơn: tuy nhiên, phần lớn hệ thống đều không có chỗ để gắn một ổ đĩa dày hơn thiết kế ban đầu của chúng.