Khi nhạc được ghi vào một đĩa CD, nó được lấy mẫu ở tốc độ 44.100 lần trên một giây (Hz). Mỗi mẫu nhạc có một thành phần kênh trái và phải riêng biệt (stereo), mỗi thành phần kênh được biến đổi thể hiện dưới dạng số thành số 16 bit.
Điều này cho phép một sự chuyển hóa của 65.536 các giá trị có thể, thể hiện bằng biên độ của sóng âm thanh cho kênh đó tại một thời điểm.
Tốc độ lấy mẫu sẽ quyết định dãy tần số âm thanh có thể thể hiện trên thiết bị thu kỹ thuật số. Càng nhiều mẫu của một bước sóng được lấy trên mỗi giây thì kết quả được lấy mẫu sẽ càng gần hơn với tín hiệu gốc. Định lý Nyquist (Được nhà vật lý người Mỹ Harry Nyquist công bố lần đầu vào năm 1928) cho biết rằng tốc độ lấy mẫu phải ít nhất gấp hai lần tần số cao nhất xuất hiện trong mẫu để có thể tái hiện lại được chính xác tín hiệu ban đầu. Đó là điều giải thích tại sao Philips và Sony cố tình lựa chọn tốc độ lấy mẫu 44,100 Hz khi phát triển CD — tỷ lệ đó có thể sử dụng để tái hiện chính xác tín hiệu âm thanh lên đến 20,000 Hz, là giới hạn trên của thính giác con người.
Do đó bạn có thể thấy các sector âm thanh kết hợp 98 cấu trúc đơn của mỗi cấu trúc 33 byte, tổng cộng là 3,234 byte mỗi sector, trong đó chỉ có 2,352 byte là dữ liệu âm thanh thực sự. Ngoài ra 98 byte mã phụ cho mỗi cấu trúc, 784 byte khác được sử dụng để hiệu chỉnh lỗi và tính chẵn lẻ (parity).
Các byte mã phụ cho phép ổ đĩa tìm các bài hát (để tránh nhầm lẫn thì cũng được gọi là các rãnh ghi) cùng với rãnh ghi xoắn ốc và cũng chứa hoặc chuyển tải thông tin thêm về đĩa nói chung. Byte mã phụ được lưu như một byte cho mỗi cấu trúc, do đó tạo ra 98 byte mà phụ cho mỗi sector. Hai trong số các byte này được sử dụng như đánh dấu khối bắt đầu và khối kết thúc, còn lại 96 byte thông tin mã phụ. Những byte này kế tiếp được chia làm thành tám khối mà phụ 12 byte, mỗi khối được gán một tên mẫu tự P-W. Mỗi kênh mã phụ có thể giữ khoảng 31.97MB dữ liệu từ bên này sang bên kia đĩa, khoảng 4% dung lượng của một đĩa âm thanh. Điều thú vị về mã phụ là dữ liệu được đan xen liên tục suốt đĩa; nói một cách khác dữ liệu mã phụ được chứa đựng từng phần một trong mỗi sector của đĩa.
Các khối mã phụ p và Q được sử dụng trên tất cả các loại đĩa và mà phụ R-W chỉ được sử dụng trên đĩa CD+G (Đồ họa) hoặc trên các đĩa CD dạng TEXT.
Mã phụ p được sử dụng để xác định sự khởi đầu của các rãnh ghi trên CD. Mã phụ Q chứa đựng vố số các thông tin, bao gồm:
■ Liệu dữ liệu sector là âm thanh hay dữ liệu. Điều này sẽ ngăn chặn phần lớn các đầu đọc đĩa cố “vận hành” các đĩa dữ liệu CD mà có thể sẽ làm hư hại hệ thống các loa do bởi tiếng động hình thành.
■ Liệu dữ liệu âm thanh là hai kênh hay bốn kênh. Bốn kênh khá hiếm khi được sử dụng.
■ Liệu sao chép kỹ thuật số có được phép hay không. Các ổ đĩa CD-R và RW trên PC bỏ qua điều này; Nó được xây dựng để ngăn ngừa việc sao chép sang ổ đĩa DAT (digital audio tape) hoặc ổ đĩa quang âm thanh gia đình.
■ Liệu âm nhạc được ghi kèm sự chỉnh tăng. Đây là kỹ thuật giảm tiếng ồn hoặc tiếng rít.
■ Bố trí rãnh ghi trên đĩa (bài hát).
■ Số rãnh ghi (bài hát)
■ Số phút, giây và số cấu trúc từ khi bắt đầu rãnh ghi (bài hát).
■ Đếm lùi trong một khoảng dừng nối rãnh (khoảng nối bài hát)
■ Số phút, giây và cấu trúc từ khi bắt đầu rãnh ghi đầu tiên (bài hát).
■ Mã vạch của đĩa CD.
■ ISRC (International Standard Recording Code: mã thu tiêu chuẩn quốc tế). Đây là mã duy nhất đối với mỗi rãnh (bài hát) trên đĩa.
Các mà phụ R-W được sử dụng trên các đĩa CD+G (đồ họa) để lưu chứa đồ họa và vãn bản. Điều này cho phép số lượng hình họa và văn bản giới hạn được hiển trị trong khi nhạc vẫn đang phát. Dùng phổ biến nhất cho đĩa CD+G là thiết bị karaoke “hát với nhau”. Những mã phụ tương tự này cũng được sử dụng trên các đĩa CD TEXT để lưu trữ các thông tin liên quan đến đĩa và rãnh ghi được thêm vào CD âm thanh tiêu chuẩn để phát lại trên các đầu phát âm thanh CD tưcmg thích. Thông tin CD TEXT được lưu trữ dưới dạng các ký tự ASCII trên các kênh R-W ở vùng dẫn nhập và vùng chương trình của đĩa CD. Trên một đĩa CD TEXT, những mà phụ vùng dẫn nhập chứa thông tin dạng văn bản về toàn bộ đĩa, như là album, nhãn rãnh (tựa bài hát) và tên các nghệ sĩ. Các mà phụ vùng chương trình, mặt khác chứa thông tin vàn bàn về rãnh hiện tại (bài hát), bao gồm nhàn rãnh, người sáng tác, người trình bày … Dữ liệu CD TEXT được lặp lại suốt mỗi rãnh để làm giảm thời gian trễ khi gọi ra dữ liệu.
Các đầu đọc đĩa tương thích CD TEXT điển hình có một màn hình văn bản để hiển thị thông tin này, có phạm vi hiển thị một dòng 20 kí tự trên các đầu đọc CD/Radio cho đến 21 dòng với 40 màu, các ký tự đồ họa hay chữ số trên các đầu đọc gia đình hoặc trên máy tính, cấu hình này cũng sẽ cho phép thêm các dữ liệu trong tương lai, như là các hình ảnh JPEP (Joint Photographies Expert Group). Các trình đơn tương tác cũng được sử dụng cho sự chọn lựa văn bản hiển thị.
Các phiên bản hiện hành của Windows Media Player (WMP) vốn không hỗ trợ CD TEXT cho phát lại hay trong suốt kỳ tạo ra đa CD nhạc. Tuy nhiên, một sự ghép dễ dàng được gọi là WMPCDĨext có thể thêm vào CD TEXT hỗ trợ cho WMP. Các đầu đọc đĩa khác như là Winamp (WWW. Winamp, com) vốn dĩ hỗ trợ CD TEXT. Các chương trình ghi CD thông dụng hỗ trợ CD TEXT bao gồm Ngro (www.ngro.com), Roxio Creator (www.roxio.com) và chương trình ImgBurn miễn phí (www.imgburn.com).
Bảo lãnh trong nước là một phương thức tài chính quan trọng cho doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh…
Tài sản đại diện cho sự nỗ lực và thành quả công việc. Để đáp ứng nhu cầu sống và…
Bất kỳ doanh nghiệp tham gia thương mại quốc tế đều biết rằng thế giới kinh doanh không bao giờ…
Bảo hiểm rủi ro lãi suất mang đến nhiều lợi ích quan trọng cho người đầu tư, bao gồm bảo…
Thời đại số hóa hiện nay đã chuyển đổi cách chúng ta quản lý tài chính và đầu tư tiết…
Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, việc chuyển tiền giữa các ngân hàng đã trở nên…