Với bất kỳ thiết bị lưu trữ nào, bạn phải so sánh các tính năng của mỗi sản phẩm để tìm ra chính xác cái mà bạn đang cần.
Bạn nên kiểm tra những kết quả sau trước khi quyết định mua:
■ Các sản phẩm Flash memory nào mà cái máy ảnh hay những thiết bị khác của bạn hỗ trợ? Mặc dù có nhiều loại thiết bị tiếp hợp (adapter) cho phép chuyển đổi qua lại giữa các thiết bị Flash memory khác nhau, nhưng để được kết qua tốt nhất thì nên chọn loại Flash memory nào mà thiết bị của bạn được thiết kế để sử dụng chúng.
■ Dung lượng luu trữ mà thiết bị của bạn hỗ trợ? Các thiết bị Flash memory có dung lượng lưu trữ ngày càng tăng, nhưng không phải thiết bị nào cùng có khả năng xứ lý những thiết bị có dung lượng cao hơn. Hãy kiểm tra thông tin của thiết bị và Flash memory trên trang web của chúng.
■ Có phải một số thiết bị Flash memory tốt hơn những cái khác? Một số nhà sản xuất máy tính đã thêm những cải tiến vào những yêu cầu cơ bản của các thiết bị Flash memory như là tốc độ ghi nhanh hơn và thêm bảo mật. Lưu ý là những tính năng này thường được thiết kế để chỉ dùng với máy ảnh kỹ thuật số. Đừng tiêu thêm tiền để bổ sung những tính năng này nếu mà máy ảnh số hay các thiết bị khác của bạn không hỗ trợ những tính năng này.
Chỉ có thẻ ATA Flash mới có thể cắm trực tiếp vào khe card PC trên Laptop. Tất cả các loại khác thì phải có khe cắm riêng hoặc là một số loại thiết bị tiếp hợp (Adapter) để truyền dữ liệu. Bảng 10.2 thể hiện hầu hết loại card Flash memory phổ biến so sánh kích cỡ chúng với nhau và với đồng xu của Mỹ như thế nào.
Tôi thường khuyên mọi người chỉ nên sử dụng những thiết bị (Máy ảnh. PDA.VV..) sử dụng CompactFlash (CF), SecureDigital (SD, bao gồm các biến thể SD như MicroSD) hay thẻ nhớ Flash USB. Còn những loại khác thì tôi khuyên mọi người không nên dùng vì chúng hạn chế về dung lượng, hiệu năng hoặc là thiết kế độc quyền và giá mắc hơn.
CompactFlash là định dạng được sử dụng phổ biến nhất trong các thiết bị tiêu dùng chuyên nghiệp có dung lượng lớn nhất, giá thấp nhất và kích thước nho đáng kê. The CF căm trực tiếp vào khe card PC trên laptop qua một thiết bị tiếp hợp đơn gian không nguồn có giá cực kỷ rẻ. Vì thế, khi mà không sử dụng một trong những card này trong máy ảnh của bạn thì bạn có thể dùng nó như là một ổ đĩa cứng của Laptop. Một thời gian dài tôi thậm chí không quan tâm đến máy ảnh hay thiết bị khác không dùng lưu trữ CF. Tôi thoải mái trên quan điểm đó một chút, nhưng nó vẫn hơn xa định dạng tổng thể tốt nhất và có sẵn với các dung lượng rất cao. Nó cũng nhanh hơn đáng kể so với các định dạng khác.
SecureDigital cũng khá phổ biến, có nhanh đáng kể, dung lượng lưu trữ gần bằng CompactFlash, khổ nhỏ hơn MiniSD và MicroSD – 2 chuẩn này tương thích về mặt vật lý với SD có kích cỡ đầy đủ dùng thiết bị tiếp hợp. Khe cắm SD cũng dùng cho các thẻ MultiMediaCard (MMC) mà về cơ bản là phiên bản SD mỏng hơn. Lưu ý rằng dùng ngược lại thì không đúng – khe MMC thì không chấp nhận thẻ SD.
Bộ nhớ Flash USB nói chung không được sử dụng trong máy ảnh và PDA bởi vì khổ lớn hơn; tuy nhiên chuẩn giao tiếp USB lại rất là phổ biến, làm điều này thành một định dạng lý tưởng cho lưu trữ Flash memory trên máy tính cá nhân hay bất kỳ thiết bị nào có giao tiếp bằng đầu nối USB.
Nói chung tôi hầu như không quan tâm đến bất kỳ thiết bị dùng định dạng khác bởi vì chúng độc quyền (cho thí dụ Memory Stick và xD-Picture Card) hay bị giới hạn về dung lượng, tính phổ biến, khả năng sử dụng hay tất cả các thứ trên.
Các đầu đọc Card Flash
Một vài loại thiết bị được trang bị để cho phép PC đọc được dữ liệu trong card Flash memory. Mặc dù có thể kết nối hầu hết các máy ảnh số tới PC thông qua cổng USB, nhưng trong nhiều trường hợp thì phải dùng loại cáp riêng.
Các đầu đọc thẻ
Nhiều công ty chủ chốt sản xuất các card Flash sẽ bán kèm đầu đọc thẻ dùng để truyền dữ liệu từ các thẻ Flash memory sang máy tính. Những đầu đọc thẻ này thường kết nối với PC bằng cổng USB cho truy cập nhanh dữ liệu trên card.
Ngoài việc truyền dữ liệu nhanh, đầu đọc thẻ còn tiết kiệm nguồn pin cho máy ảnh bởi vì máy ảnh không cần truyền thông tin. Do nhiều người sử dụng thiết bị điện tử và máy tính có thể có thiết bị dùng 2 hay nhiều loại Flash memory, nhiều nhà sản xuất ngày nay cung cấp những đầu đọc đa dạng thẻ, như là đầu Đọc/Ghi SanDisk 12-in-1 được thể hiện trong hình 10.3.
Đầu đọc thể cũng như các thiết bị gắn vào các khoang chứa bên trong đều cắm vào đầu nối cổng USB bằng trước trên hầu hết các bo mạch chủ hiện đại. Khác với vị trí gắn trên, đầu đọc thẻ gắn trong khoang về mặt chức năng như đầu đọc thẻ gắn ngoài. Một vấn đề rác rối đối với các đầu đọc thẻ gắn trong này là bạn luôn phải mở máy tính lên để ngắt kết nối với chúng. Điều này thường được yêu cầu khi cài đặt một hệ điều hành để ngăn chặn việc gán sai ký tự tên ổ đĩa.
Trước khi quyết định mua một đầu đọc thẻ gắn ngoài, bạn nên kiểm tra máy tính hoặc máy in có đầu đọc thẻ chưa. Đặc biệt nếu máy in có sẵn đầu đọc thẻ thì rất là thuận tiện bởi vì bạn có thể in trực tiếp từ card flash mà không cần chép dữ liệu vào máy tính rồi mới in.
Các thiết bị tiếp hợp Card Type II PC
Để sử dụng được chuẩn này, bạn có thể cho card Flash memory vào khe cắm Card Type II PC hoặc CardBus trên hầu hết máy tính xách tay. Bạn cắm Flash memory này vào thiết bị tiếp hợp; rồi trượt nhẹ thiết bị tiếp hợp này vào khe cắm Card Type II PC của máy tính xách tay. Hình 10.4 thể hiện cách thiết bị tiếp hợp Card Type II PC CompactFlash vận hành như thể nào. Liên hệ các công ty chủ yếu sản xuất loại thiết bị Flash memory của bạn để tìm các mẫu.