Khi lựa chọn tai nghe, chất lượng âm thanh là yếu tố được quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, có những chiếc tai nghe làm bạn đau tai. Bài viết này giúp các bạn hiểu rõ hơn nguyên nhân bạn hay đau tai khi đeo đeo tai nghe và cách đeo tai nghe không bị đau tai cho từng loại. Hãy cùng theo dõi bên dưới nhé!
Vì sao bạn bị đau tai khi đeo tai nghe?
Đa số mọi người đều bị đau tai khi đeo tai nghe vì 2 nguyên nhân chính như:
Kích thước tai nghe không phù hợp: Tai nghe in ear hay earpods có kích thước quá lớn không nhét vừa lỗ tai sẽ làm tai bị đau nhức, khó chịu. Còn đối với tai nghe Over ear có kích thước quá nhỏ sẽ không ôm trọn tai gây đau vành tai.
Đeo tai nghe trong thời gian dài và âm lượng lớn: Khi sử dụng tai nghe quá 60 hay 90 phút cùng với âm lượng trên 60%, tai bạn bắt đầu đau nhức, có thể dẫn tình trạng hoa mắt, chóng mặt. Lý do gây ra hiện tượng này vì 100% âm thanh được truyền thẳng đến màng nhĩ, gây áp lực lớn đến các tế bào thính giác và não bộ.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau tai khi đeo tai nghe
Thế nào là một chiếc tai nghe thoải mái?
Một chiếc tai nghe thoải mái là đeo vào dễ dàng, vừa vặn, chất lượng âm thanh đúng với yêu cầu của bạn. Có rất nhiều kiểu dáng tai nghe khác nhau, tùy vào sở thích và mục đích sử dụng bạn có thể lựa chọn. Chất lượng âm thanh cũng tương tự, có thể bạn thích chất âm sáng, nhiều bass để cảm nhận trọn vẹn những bài hát yêu thích.
Cách đeo tai nghe không đau tai
Tai nghe in ear
Đa số mọi người đều hài lòng với thiết kế của dòng tai nghe này. Tai nghe nhét tai vừa vặn, có phần đệm cao su mềm mại không làm đau tai, độ cách cũng khá tốt. Sản phẩm này phù hợp với các bạn thích nghe nhạc và muốn tận hưởng trọn vẹn âm thanh sống động của bài hát.
Cách đeo tai nghe in ear không quá phức tạp. Vì là tai nghe nhét tai nên thiết kế 2 bên trái phải đều như nhau. Bạn chỉ cần xác định đúng đầu của tai nghe, từ từ nhét vào trong lỗ tai. Sau đó xoay tai nghe nhẹ nhàng điều chỉnh đúng vị trí là được.
Tai nghe earbud
Tai nghe earbud là dòng sản phẩm được nhiều người biết đến và sử dụng nhiều nhất. Tai nghe này cũng là thiết kế nhét vào tai nhưng chỉ nằm ở phần ngoài sát vành tai. Khi chọn tai nghe, mọi người cần lưu ý đến kích thước vì earbud được làm bằng vỏ nhựa, nếu kích thước quá lớn sẽ dễ làm đau tai. Mức độ chống tiếng ồn của earbud khá thấp so với tai nghe in ear.
Khi đeo tai nghe earbud, đầu tiên bạn cần xác định đúng bên tai. Nếu đeo không đúng bên tai bạn sẽ bị đau và trải nghiệm âm thanh cũng bị giảm đáng kể. Tiếp theo từ từ nhét tai nghe vào tai và điều chỉnh vị trí tai nghe cho phù hợp.
Tai nghe over ear
Có lẽ đây là kiểu tai nghe thoải mái nhất đối với nhiều bạn. Tai nghe over ear thường có kích thước lớn, ôm trọn phần tai và không làm đau vành tai. Đệm tai thường được làm bằng chất liệu mềm mại, mang đến cảm giác thoải mái, êm ái nhưng đôi khi sẽ đem đến cảm giác tù bí và bị bám bụi khi sử dụng lâu ngày.
Cách đeo tai nghe không đau tai
Khi chọn tai nghe over ear, bạn cần lưu ý đến độ nặng và lực kẹp của tai nghe. Những chiếc tai nghe có lực kẹp quá mạnh dễ gây khó chịu cho tai và đầu.
Cách đeo dòng tai nghe này vô cùng đơn giản. Đầu tiên, bạn cũng cần xác định đúng bên tai nghe. Sau đó, vòng tai nghe qua đầu, điều chỉnh kích thước phù hợp với đầu và đặt tai nghe sao cho ôm trọn vành tai.
Tai nghe truyền âm thanh qua xương
Tai nghe truyền âm thanh qua xương đang là sản phẩm được nhiều người quan tâm sử dụng. Dòng tai nghe này có thiết kế mở (open ear), núm nghe không nhét trực tiếp vào tai mà được đặt trên xương gò má để truyền rung động âm thanh từ xương đi thẳng vào tai trong. Vì vậy, khi sử dụng dòng tai nghe này, tai của bạn luôn được thoải mái và không bị đau tai.
Tai nghe OpenRun Pro là một trong những chiếc tai nghe truyền âm thanh qua xương chất lượng và bán chạy nhất trên thế giới. Tai nghe này phù hợp với những bạn thường xuyên luyện tập các bộ môn thể thao ngoài trời như: Đạp xe, chạy bộ, trekking,…
Tai nghe truyền âm thanh qua xương OpenRun Pro
Cách đeo tai nghe này hơi khác so với các sản phẩm ở trên. Đầu tiên, bạn cũng cần xác định đúng bên tai nghe, sau đó vòng tai nghe ra phía sau cổ. Tiếp theo đặt tai nghe tiếp xúc với xương hàm và phần thân tai nghe được đặt trên vành tai. Sau đó điều chỉnh vị trí tai nghe phù hợp.
>>> Xem thêm: Cách đeo tai nghe không đau tai
Vừa rồi là những chia sẻ về cách đeo tai nghe không đau tai cho tất cả các dòng tai nghe. Nếu bạn là người yêu thích thể thao ngoài trời nhưng vẫn muốn nghe nhạc và không muốn tai nghe bị đau thì hãy chọn OpenRun Pro. Sản phẩm tai nghe truyền âm thanh qua xương này sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm âm thanh tuyệt vời trong mỗi chuyến đi.