Giải mã tài liệu PC XX Design Guides

Intel và Microsoft từng phát hành một loạt tài liệu được gọi là “PC XX Design Guides” như một bộ đặc điểm kỹ thuật tiêu chuẩn để hướng dẫn các nhà phát triển phần cứng lẫn phần mềm tạo ra những sản phẩm vận hành với Windows.

Những yêu cầu trong các sách hướng dẫn này là phần yêu cầu biểu trưng “Được thiết kế cho Windows” của Microsoft. Mặt khác, nếu bạn sản xuất một sản phẩm phần cứng hay phần mềm và muốn biểu trưng chính thức “Được thiết kế cho Windows” trên vỏ hộp, sản phẩm của bạn phải đạt những yêu cầu tối thiểu PC thế kỷ 20.

Sau đây là các tài liệu được xuất bản trong loạt tài liệu:

“Hướng dẫn thiết kế phần cứng cho Microsoft Windows 95 – Hardware Design Guide for Microsoft Windows 95”
“Bổ sung hướng dẫn thiết kế phần cứng cho PC 95 – Hardware Design Guide Supplement for PC 95”
“Hướng dẫn thiết kế phần cứng cho PC 97 – PC 97 Hardware Design Guide”
“Hướng dẫn thiết kế hệ thống cho PC 98 – PC 98 System Design Guide”
“Hướng dẫn thiết kế hệ thống cho PC 99 – PC 99 System Design Guide”
“Hướng dẫn thiết kế hệ thống cho PC 2000 – PC 2000 System Design Guide”
“Hướng dẫn thiết kế hệ thống cho PC 2001 – PC 2001 System Design Guide”

Những tài liệu này có sẵn để tải về từ trang web Microsoft twww.microsoft.com/whdc/svstem/platform/pcdesign/desguide/pcguides.mspx’).

Ghi chú:

Những sách hướng dẫn này không nhắm trực tiếp đến người dùng, thay vì vậy chúng là những sách hướng dẫn cho các nhà sản xuất PC để thiết kế và xây dựng hệ thống của họ. Trong một số cách, họ là công cụ kiểm soát thị trường cho Intel và Microsoft sử dụng sự tinh thông phần cứng và phần mềm của họ.

“Hướng dẫn thiết kế hệ thống cho PC 2001” là sách hướng dẫn gần đây nhất được Microsoft và Intel cùng nhau giới thiệu. Từ đó hai công ty này sản xuất các tài liệu riêng biệt và những nguồn thông tin khác cho mục đích này. Để cập nhật thông tin thiết kế hệ thống, xem các trang web sau:

Microsoft Windows Hardware Developer Central tại http://microsoft.com/whdc
Intel Developer Website tại http://developer.intel.com

tài liệu pc xx design guides

Bảng sau liệt kê tất cả bộ xử lý x86 của Intel và AMD, các dung lượng bus dữ liệu, và kích cỡ thanh ghi nội bộ của chúng.

Các bộ xử lý Intel và tương thích Intel và dung lượng bus dữ liệu/thanh ghi của chúng.

Bộ xử lý : Dung lượng bus dữ liệu – Kích cỡ thanh ghi

386SX : 16-bit – 32-bit

386DX/x86/5×86 : 32-bit – 32-bit

Intel/AMD x86 w/FSB : 64-bit – 32-bit

AMD x86 w/HyperTransport : 16-bit – 32-bit

AMD X86-64 w/HT : 16-bi – 64-bit

Intel x86-64 w/FSB : 64-bit – 64-bit

Intel X86-64 w/QPI : 20-bit – 64-bit

Một số lưu ý

Một nhận thức sai phát xuất từ sự thảo luận về dung lượng bộ xử lý. Một số người cho dung lượng là bao nhiêu bit dữ liệu được đọc hay ghi tại một thời điểm, trong khi người khác lại cho là kích cỡ những thanh ghi nội bộ kiểm soát bao nhiêu dữ liệu được vận hành tại một thời điểm. Mặc dù nhiều bộ xử lý có dung lượng bus dữ liệu và kích cỡ thanh ghi nội bộ phù hợp, chúng luôn luôn không giống nhau, điều này dẫn đến nhiều rối rắm. Cho thí dụ, phần lớn bộ xử lý Pentium có dung lượng bus dữ liệu 64-bit và thanh ghi nội bộ chi có 32 bit. Những bộ xử lý AMD và Intel với kiến trúc X86-64 có những thanh ghi nội bộ 64 bit và có thể vận hành với cả hai chế độ 32 bit và 64 bit. Do vậy, từ quan điểm phần mềm, có những bộ xử lý có khả năng chạy các tập lệnh 16 bit, 32 bit và 64 bit. Về tính tương thích ngược, những bộ xử lý này có những thanh ghi nội bộ 64 bit cũng chạy được các tập lệnh 16 bit, 32 bit và những bộ xử lý với thanh ghi nội bộ 32 bit chạy được các tập lệnh 16 bit. Trong khi kích cỡ thanh ghi nội bộ chỉ ra loại tập lệnh phần mềm mà bộ xử lý có thể vận hành, dung lượng bus dữ liệu là yếu tố chính trong thiết kế hệ thống bộ nhớ và bo mạch chủ bởi vì nó cho lệnh bao nhiêu bit ra và vào con chip trong một chu kỳ.

scroll to top